Biến tần Công nghiệp Schneider là gì?
Với yêu cầu đặc thù trong ngành công nghiệp hiện nay, ứng dụng của biến tần là rất phổ biến . Vậy hôm nay xin chia sẻ một vài ý kiến về biến tần Schneider
Biến tần Schneider là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Biến tần schneider là một loại khí cụ điện có chức năng điều chỉnh tần số của tải theo ý muốn của người sử dụng. Nó sẽ thay đổi tần số của dòng điện đặt lên cuộn dây bên trong động cơ, từ đó điều khiển tốc độ của động cơ một cách vô cấp mà không cần dùng hộp số cơ khí. Biến tần Schneider thường sử dụng các linh kiện bán dẫn để đóng ngắt tuần tự các cuộn dây của động cơ để sinh ra từ trường xoay.
CẤU TẠO CỦA BIẾN TẦN SCHNEIDER
Biến tần Schneider được cấu tạo bởi 3 bộ phận chính, gồm có:
Bộ chỉnh lưu: chuyển đổi điện áp xoay chiều thành một chiều. Điện áp sau khi qua giàn tự lọc sẽ thành điện áp ổn định và tự động cấp nguồn cho IGBT.
Bộ nghịch lưu: Đây là bộ phận có chức năng chuyển mạch nhanh để đem lại hiệu suất cao. Bộ phận nghịch lưu điều khiển nhằm kích mở theo trình tự nhất định để đầu ra của dòng điện luôn đạt sóng dạng hình sin.
Bộ phận điều khiển: bộ phận điều khiển nhận tín hiệu từ điện áp, ngõ vào số thực hiện chức năng kích cho biến tần chạy. Kết nối với mạch ngoại vi làm nhiệm vụ nhận tín hiệu đưa vào IC chính và người sử dụng sẽ cài đặt để điều khiển biến tần.
Biến tần Schneider là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BIẾN TẦN SCHNEIDER
Biến tần sẽ chỉnh lưu và lọc nguồn điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha thành nguồn điện 1 chiều bằng phẳng. Qúa trình này thực hiện được là nhờ bộ phận chỉnh lưu và tụ điện. Khi giá trị của hệ số công suất cosphi lớn hơn hoặc bằng 0.96 (giá trị này không phụ thuộc vào tải). Thông qua bộ nghịch lưu – IGBT bằng phương pháp điều khiển chế độ xung chuyển điện áp 1 chiều thành xoay chiều 3 pha đối xứng.
Hệ thống điện áp xoay chiều 3 pha ở đầu ra có khả năng thay đổi giá trị biên độ và tần số vô cấp của bộ điều khiển. Trên lý thuyết thì giữa tần số và điện áp sẽ có một quy luật tùy theo chế độ điều khiển nhất định. Tải có mô men không đổi thì tỉ số điện áp và tần số cũng không đổi. Hiệu suất chuyển đổi của bộ biến tần là rất lớn vì chúng có sử dụng các linh kiện bán dẫn công suất lớn được chế tạo theo công nghệ hiện đại. Vì thế, năng lượng tiêu thụ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu bởi hệ thống.
LỢI ÍCH KHI SỬ DỤNG BIẾN TẦN SCHNEIDER
Hiệu quả đầu tiên mà người sử dụng nhận thấy ở biến tần schneider chính là khả năng tiết kiệm điện một cách đáng kể. Hiệu suất chuyển đổi nguồn cao vì có sử dụng các bộ linh kiện bán dẫn công suất chế tạo theo công nghệ hiện đại, vì thế mà năng lượng tiêu thụ chỉ xấp xỉ bằng năng lượng yêu cầu của hệ thống.
Điều chỉnh vô cấp tốc độ động cơ thông qua việc điều chỉnh tần số thay đổi theo ý muốn trong một dải rộng.
Bộ biến tần bán dẫn có những chức năng rất thông minh và linh hoạt, ví dụ như: tự động nhận dạng động cơ, điều khiển thông qua mạng, thiết lập 16 cấp tốc độ khác nhau, khởi động êm ái nâng cao độ bền kết cấu cơ khí, giảm chi phí lắp đặt và bảo trì.