Những Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Máy Biến Tần Schneider

Ưu Điểm Và Nhược Điểm Của Máy Biến Tần

Trước đây khi các thiết bị công nghiệp hỗ trợ sản xuất chưa hiện đại như ngày nay thì hầu hết các doanh nghiệp thường phải sản xuất chủ yếu bằng thủ công hay với những sản phẩm lạc hậu tiêu tốn nhiều năng lượng, điện áp mà hiệu quả lại thấp. từ khi ra đời máy biến tần đã phần nào phục vụ hiệu quả hơn song lúc đó biến tần chưa được cải tiến nhiều và còn rất rất nhiều hạn chế và giá thành máy biến tần lúc đó cũng khá cao.

Với sự phát triển mạnh mẽ khoa học kỹ thuật như hiện nay về số lượng cũng như chủng loại hay hãng sản xuất thì các bộ biến tần được cải tiến lên rất nhiều hạn chế được các nhược điểm của biến tần trước đây. Bên cạnh những ưu điểm biến tần mang lại cho sản xuất thì vẫn còn một số hạn chế, nhược điểm của biến tần mà có thể bạn chưa biết.

Bài viết này xin tổng hợp và chia sẻ tới các bạn tất cả các ưu điểm và nhược điểm của máy biến tần công nghiệp, qua đó bổ sung thêm kiến thức giúp bạn hiểu rõ hơn để vận hành biến tần sao cho chính xác nhất

Ưu điểm của máy biến tần

– Máy biến tần là thiết bị có khả năng làm thay đổi tần số dòng điện vì vậy nên dễ dàng thay đổi tốc độ quay của động cơ một cách linh hoạt và hiệu quả

– Máy biến tần tiết kiệm được tối đa năng lượng

– Máy biến tần hoạt động một cách ổn định ít khi bị hư hỏng

– Khi bị hư hỏng thì bạn cũng có thể trục tiếp khắc phục được hoặc chi phí sửa chữa biến tần không quá cao

– Sử dụng máy biến tần trong sản xuất nâng cao được tuổi thọ của các thiết bị bởi quá trình khởi động và dừng động cơ êm dịu, giúp cho tuổi thọ của động cơ và các bộ phận cơ khí ổn định và kéo dài hơn.

– Giảm chi phí sản xuất và giảm giá thành sản phẩm

– Có thể điều khiển trực tiếp momen của động cơ

– Cho phép mở rộng dải điều chỉnh và nâng cao tính chất động học của hệ thống

– Biến tần có thể làm việc được trong nhiều môi trường khác nhau nhờ hệ thống điều chỉnh tốc độ động cơ bằng biến tần có kết cấu đơn giản

– Có khả năng đáp ứng cho nhiều ứng dụng khác nhau.

– Các thiết bị cần thay đổi tốc độ nhiều động cơ cùng một lúc (dệt, băng tải …).

– Đầy đủ các chức năng bảo vệ động cơ: Quá dòng, quá áp, mất pha, đảo pha …

– Có thể kết nối mạng với hệ thống điều khiển trung tâm.

– Có khả năng điều chỉnh tần số theo giá trị tốc độ đặt mong muốn.

– Dễ dàng kết nối với hệ điều khiển tự động

Nhược điểm của máy biến tần

– Để sử dụng và vận hành biến tần đúng cách hiệu quả thì người sử dụng, lắp đặt nhất thiết phải có kiến thức nhất định

–  Chi phí đầu tư ban đầu cao.

– Để khởi động hoặc dừng động cơ điện không đồng bộ với công suất vừa và lớn thường thì dùng phương pháp khởi động trực tiếp nên sẽ gây giảm áp trên đường dây rất lớn.

– Biến tần tốc độ quay của động cơ điện cảm ứng chỉ được điều khiển theo từng cấp (hữu cấp); thông thường thì mỗi động cơ chỉ có thể thay đổi được một trong những dãy tốc độ đồng bộ